Bát trân là tên gọi chung cho 8 món ăn dành cho giới vua chúa, quý tộc cung đình xưa. Yếu tố biểu tượng cho ẩm thực hoàng cung khác với chốn bình phàm qua hai yếu tố: quý hiếm và cầu kỳ. Cả 8 món trong bát trân đều đảm bảo hai điều này, vì thế không phải vua chúa nào cũng được thưởng thức đủ cả 8.
Quan niệm thời xưa cứ món quý hiếm thì ắt sẽ bổ dưỡng nên giá trị sức khoẻ thực thụ của bát trân Việt xưa chỉ được chứng minh cho tới ngày nay. Việc đưa ra danh sách 8 món ăn trong bát trân chưa được thống nhất do tư liệu vương triều xưa đã bị thất truyền nhưng có thể tạm liệt kê ra các món được nhiều nghiên cứu xác nhận nhất sau thuộc bát trân Việt Nam. Hầu hết các món đã trở thành truyền thuyết do nguyên liệu đã tuyệt chủng hoặc cực hiếm, cũng như cách chế biến cầu kỳ khó tái hiện lại của ẩm thực cung đình xưa.
1. Nem công
Nem công được làm từ da và thịt của con công. Người xưa gọi loài chim này là khổng tước, chúng sống ở trên những đồi cao hoặc vùng rừng tre rậm rạp nên rất khó bắt. Thịt của chúng rất giàu dinh dưỡng, có thể giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể. Điểm đặc biệt nữa của món này là thịt công không được nấu lên mà làm chín bằng quá trình ủ lên men với riềng, tỏi, tiêu… trong 3 ngày.
2. Chả phượng
Chả phượng được cho là chế biến từ thịt của chim phượng, một loài chim cực quý hiếm chỉ sống ở vùng núi cao, ít người trông thấy. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng thực chất chả phượng được làm từ thịt của con chim trĩ (một loại chim có đuôi dài khá đẹp giống đuôi phượng). Dù vậy cách chế biến của món này đều rất tỉ mẩn từ cách cắt tiết cho đến nhổ lông sống không dùng nước sôi, gói lá chuối để hấp rồi chiên bằng mỡ gà…
3. Da tê ngưu
Tê ngưu thời xưa là con tê giác thời nay, để làm món nay người xưa chỉ sử dụng phần da ở phần nách vì đó là chỗ da mỏng nhất trê người loài vật này. Cách chế biến da tê ngưu được xem là cầu kỳ nhất, mất thời gian nhất trong bát trân. Da phơi nắng, sấy lửa suốt 100 ngày liền, sau đó tẩm rượu một tháng rồi phơi khô, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cất trong hộp vàng hoặc bạc. Khi muốn chế biến phải ngâm vào nước thảo mộc 7 ngày đêm, rửa sạch rồi hấp cách thủy, thái mỏng ra ăn như nem.
4. Bàn tay gấu
Chi trước của loài gấu được coi là đã thu được đủ dương - âm khí của đất trời nên đại bổ, các vị vua ăn vào để “tăng cường sức mạnh”. Trước khi hầm với thảo mộc, thuốc bổ thì phần chi sẽ được trụng mỡ 100 lần để sạch lông, mềm thịt.
5. Gân nai
Gân nai chỉ là nguyên liệu chung, có nhiều kiểu chế biến để thành món ngon. Đùi nai ban đầu sẽ bị thui trụi rồi hầm mềm, tiếp đến xẻ ra, lóc gân. Phần gân nai lấy ra ngâm trong nước muối pha giấm để cho trắng, mềm. Khi chế biến hầm với các gia vị bổ khác.
6. Môi đười ươi
Bắt được đười ươi nguy hiểm, gian lao chẳng kém bắt công hay phượng. Theo sách xưa, các thợ săn lành nghề phải dựa vào tập tính của loài này để dụ chúng… say rượu đến thấm mệt mới bắt được. Phần môi đười ươi là bộ phận quý nhất, chỉ dành để dâng vua chúa “động đũa”.
7. Chân voi
Thời xưa voi là phương tiện đi lại của vua chúa, đồng thời cũng là những “chiến binh” đắc lực ngoài trận địa. Vì vậy người xưa chỉ làm thịt voi khi chúng qua đời. Phần thịt gân mềm phía dưới bàn chân voi được xem là quý nhất, chế biến thành món hảo hạng để dâng vua chúa.
8. Yến sào
Được truyền tụng như “vàng trắng” trong giới ẩm thực, yến sào là một trong những bát trân bổ dưỡng của Việt Nam vẫn còn tìm thấy và mua được ở thời nay. Yến sào được làm từ nước dãi của loài chim yến khi chúng kết nước bọt thành tổ trên những vách núi cao. Tổ yến thô sau khi được vệ sinh, chế biến sẽ thành những món đại bổ thân kinh, gân cốt, kéo dài tuổi thọ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét